Hiển thị các bài đăng có nhãn tim hieu benh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tim hieu benh. Hiển thị tất cả bài đăng

Làm sao để hết mồ hôi tay chân?

Làm sao để hết mồ hôi tay chân?

Mình bị mồ hôi tay chân đã 3 năm rồi. Mình đã làm những mẹo chữa mồ hôi nhưng không thể hết được ngược lại nó còn ra nhiều hơn, monh các bạn giúp đỡ!! (Vy_yahoo)

Lỗ tai đột ngột bị chảy máu có vấn đề gì không?

Câu hỏi: 
Bạn em năm nay 19t, bạn em bị máu chảy từ bên trong lỗ tai phải ra 1 cách bất ngờ vào lúc nữa đêm (3h sáng). Sau khi ngủ 1 giấc thức dậy thì cảm thấy tai phải đó có 1 chút vấn đề, nghe có phần không được rõ như trước. Lỗ tai sau đó vẫn có cảm giác ươn ướt, có thể do máu còn chảy. Thế cho em hỏi bác sĩ, có vấn đề gì nghiêm trọng đang xảy ra với bạn của em không? Cần phải làm gì trước? Hướng điều trị như thế nào? Xin cảm ơn bác sĩ!

Ai cũng có thể mắc bệnh tâm thần? - Kỳ 2

Nhận diện bệnh tâm thần

Công tác nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần, ông La Đức Cương, giám đốc Bệnh viện Tâm thần T.Ư 1, không ít lần chứng kiến những vụ việc đau lòng mà bệnh nhân tâm thần vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm.

Hầu hết những người này thuộc nhóm bệnh nhân rối loạn tâm thần do nghiện các chất kích thích như rượu, bia, ma túy, cờ bạc hoặc game...
Nghiện chất kích thích, gặp nhiều áp lực...
Theo ông Cương, những người nghiện thường có hành vi rất nguy hiểm, họ thường xuyên rơi vào trạng thái ảo giác, hoang tưởng hoặc thay đổi tính cách, hành vi hoàn toàn. Có những người chồng, người cha vốn hiền lành, thương vợ yêu con nhưng chỉ cần một chút rượu, bia là có thể chửi mắng, đánh đập, ra tay tàn ác với vợ con. Điều đáng nói, những người này sau khi tỉnh rượu lại tỏ ra sợ hãi chính hành động của mình, hối lỗi, cầu xin vợ con tha thứ. Nhưng sau khi có rượu, bia thì lặp lại hành vi côn đồ. Với những người nghiện ma túy, đặc biệt ma túy đá và game, thường bị ảo giác chi phối mạnh mẽ hơn so với các chất gây nghiện khác.
Đại tá - bác sĩ Nguyễn Văn Hường, Bệnh viện 175 TP.HCM, tham vấn cho bệnh nhân - Ảnh: T.T.D.

Thực tế, không ít câu chuyện cướp của, giết người dã man do những người nghiện game, ma túy gây ra. Họ có thể không biết mình mắc chứng rối loạn tâm thần, đặc biệt bệnh nhân rối loạn tâm thần nặng lại thường phủ định mình bệnh, không thăm khám điều trị, dẫn đến bệnh ngày một nặng thêm.
Ông Cương cũng chia sẻ những áp lực từ xã hội khiến tâm lý con người biến đổi theo. Dường như con người ngày nay không những nóng nảy, hung dữ hơn xưa mà còn có những hành vi cực đoan đáng sợ. Chỉ cần một cái liếc mắt, một câu nói là đã có thể sử dụng đến nắm đấm, thậm chí có thể đâm, chém người!
Trong khi đó, TS Đinh Đăng Hòe (Bệnh viện Hồng Ngọc) lại nhận định một trong những nguyên nhân đáng quan tâm dẫn đến bệnh lý tâm thần ở giới trẻ, đặc biệt giới trẻ thành thị hiện nay, chính là sự “bao cấp”. Theo TS Hòe, phụ huynh (nhất là người có chức vụ hoặc làm kinh doanh) thường tham công tiếc việc, không có thời gian cho con. Nhưng ở một mặt khác, sự nuông chiều trẻ quá mức của phụ huynh có thể dẫn đến việc trẻ bị lệ thuộc, không có khả năng tự lập, đặc biệt cái tôi của trẻ quá lớn, coi mình là trung tâm vũ trụ... dễ dẫn đến hành vi lệch lạc sau này.
"Những người mắc các bệnh lý tâm thần phổ biến như trên thì thường có các triệu chứng: thích ở một mình, không biết làm cách nào để kết nối, hoặc có thể cảm thấy quá lo lắng..." - ThS.BS Nguyễn Ngọc Quang(giám đốc Trung tâm Giám định pháp y tâm thần TP.HCM)
Điều trị sớm sẽ rất tốt
Đại tá - bác sĩ Nguyễn Văn Hường, chủ nhiệm khoa nội tâm thần Bệnh viện 175 (TP.HCM), cho biết có hàng trăm loại bệnh tâm thần khác nhau với rất nhiều triệu chứng, biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, loại bệnh tâm thần thường gặp nhất là tâm thần phân liệt và rối loạn cảm xúc, rối loạn lo âu, trầm cảm.
Theo bác sĩ Hường, bệnh rối loạn cảm xúc có nhiều thể là rối loạn trầm cảm, rối loạn hưng cảm, rối loạn phân liệt cảm xúc - tức vừa có triệu chứng của tâm thần phân liệt, vừa có rối loạn cảm xúc. Ngoài ra, rối loạn lo âu cũng rất dễ gặp và có liên quan đến các vấn đề xã hội như áp lực, căng thẳng trong công việc, cuộc sống. Thế nhưng, những người bị bệnh rối loạn cảm xúc thường đến bác sĩ tâm thần rất muộn, do bệnh thường biểu hiện bằng các triệu chứng rối loạn cơ thể và người bệnh thường không chịu nhìn nhận mình có bệnh tâm thần.
Cụ thể, có người biểu hiện đau dạ dày, đến bác sĩ tiêu hóa chữa hoài không hết nhưng tới bác sĩ tâm thần điều trị lại hết. Có người biểu hiện như bệnh tim mạch, hay hồi hộp, bồn chồn, đánh trống ngực, bứt rứt. Bệnh nhân đến bác sĩ tim mạch chữa hoài cũng không hết, khi đó mới đến bác sĩ tâm thần thì đã muộn. Vì vậy khi bác sĩ lâm sàng kết luận ai đó không có bệnh nhưng nếu họ vẫn biểu hiện như mắc bệnh thì nên chuyển qua bác sĩ tâm thần khám. Một người bình thường, có sức khỏe tâm thần bình thường có một điểm gen bình thường thì khi gặp phải chấn thương về tâm lý, hoặc gặp bệnh tật, đau ốm, chiến tranh sẽ có một giai đoạn bị chông chênh. Qua giai đoạn chông chênh đó họ trở lại bình thường. Đối với người hơi nhạy cảm với stress một chút, khi gặp phải chấn thương tâm lý hoặc gặp bệnh tật, đau ốm, chiến tranh sẽ xuất hiện giai đoạn im lặng của bệnh. Nếu không giải tỏa, thích nghi được, người đó sẽ có giai đoạn tiền triệu chứng như mất ngủ, hành vi bất thường, bứt rứt khó chịu, rất khó phát hiện.
Muốn phát hiện được giai đoạn tiền triệu chứng, những người trong gia đình phải quan tâm lẫn nhau. Nếu bệnh nhân được điều trị sớm ở giai đoạn này sẽ rất tốt, giúp bệnh lý được chặn lại hoặc đỡ nghiêm trọng hơn.
Làm sao để người bệnh tâm thần chịu đi khám bệnh?
Không ít trường hợp người bệnh không chịu đi khám bệnh. Theo bác sĩ Nguyễn Văn Hường, với những trường hợp này, người thân có thể tranh thủ lúc bệnh nhân đang có một bệnh nào đó như đau đầu, đau chân hay đau bụng... thì đưa đến bệnh viện khám bệnh. Nếu không làm được cách trên có thể mời bác sĩ chuyên khoa tâm thần đến nhà nói chuyện với bệnh nhân như một người quen đến chơi. Bác sĩ sẽ có cách tư vấn, giải thích, động viên và bệnh nhân sẽ nghe theo bác sĩ, đồng ý đến bệnh viện khám bệnh. Nếu cách này cũng không hiệu quả thì người nhà có thể đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm thần, kể cho bác sĩ nghe những triệu chứng, biểu hiện bệnh của bệnh nhân để có hướng chẩn đoán bệnh và kê toa thuốc điều trị. Sau đó tìm cách cho bệnh nhân uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Theo bác sĩ Hường, ở nước ngoài người ta tổ chức được những đội bác sĩ chuyên khoa đến từng nhà bệnh nhân tâm thần để động viên, thuyết phục người bệnh đến bệnh viện khám, điều trị. Tuy nhiên ở VN chưa tổ chức được như vậy mà chủ yếu vẫn là do người nhà tự tìm cách đưa bệnh nhân đi khám.
"Khoảng 20 năm gần đây, số lượng bệnh nhân mắc chứng loạn thần do rượu điều trị tại khoa tâm thần của Bệnh viện Học viện quân y 103 tăng nhanh chóng. Đáng chú ý những bệnh nhân này có độ tuổi 30-40, trong khi trước đây chủ yếu ở độ tuổi từ 60-70"
PGS.TS Cao Tiến Đức(trưởng khoa tâm thần Bệnh viện Học viện quân y 103)
Đại tá - bác sĩ Nguyễn Văn Hường, chủ nhiệm khoa nội tâm thần Bệnh viện 175 (TP.HCM), cho biết có hàng trăm loại bệnh tâm thần khác nhau với rất nhiều triệu chứng, biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, loại bệnh tâm thần thường gặp nhất là tâm thần phân liệt và rối loạn cảm xúc, rối loạn lo âu, trầm cảm.
Theo bác sĩ Hường, bệnh rối loạn cảm xúc có nhiều thể là rối loạn trầm cảm, rối loạn hưng cảm, rối loạn phân liệt cảm xúc - tức vừa có triệu chứng của tâm thần phân liệt, vừa có rối loạn cảm xúc. Ngoài ra, rối loạn lo âu cũng rất dễ gặp và có liên quan đến các vấn đề xã hội như áp lực, căng thẳng trong công việc, cuộc sống. Thế nhưng, những người bị bệnh rối loạn cảm xúc thường đến bác sĩ tâm thần rất muộn, do bệnh thường biểu hiện bằng các triệu 
NHÓM PV TUỔI TRẺ [ Báo Tuổi Trẻ Online]
Sống bình an, thanh thản
Theo TS Hồ Tống Tiễn, không có nỗi đau nào bằng nỗi đau tinh thần, thà bị mất một tay, một chân nhưng người ta vẫn cảm giác được sống, biết yêu, biết hành động hài hòa. Còn sống với một thân thể lành lặn, rất đẹp trai, xinh gái nhưng “phần mềm” trên đầu có vấn đề thì rất đau đớn. Khi được sống trong một xã hội văn minh, hưởng một quy trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em tốt từ lúc trong bào thai đến môi trường giáo dục và đào tạo tốt, môi trường sống nhân ái, xã hội công bằng... sẽ giúp con người được bình an, thanh thản, ít có nguy cơ bị bệnh tâm thần do các yếu tố xã hội.

Ai cũng có thể mắc bệnh tâm thần? Kỳ 1

Kỳ 1: Chuyện từ những phòng khám

Có thể nhìn bên ngoài họ bình thường, song chỉ cần những tác động kiểu như “giọt nước làm tràn ly” có thể khiến các rối loạn tâm thần đang diễn tiến thầm lặng trong họ bùng phát.


Sáng 23-7, tại Trung tâm Giám định pháp y tâm thần TP.HCM, chúng tôi gặp bà L.Y.B., 62 tuổi, ngụ Q. Tân Phú (TP.HCM) đưa con trai T.D.A., 22 tuổi - học sinh năm thứ nhất một trường trung cấp - đến nhờ bác sĩ giám định xem con trai bà có mắc bệnh tầm thần hay không.

Mắc bệnh ở tuổi áo trắng

Bà B. kể năm 2009, sau bảy tháng bạo bệnh, chồng bà mất, đứa con trai út (bà có hai con gái, một trai) là T.D.A. bỗng ghét những người xung quanh, đặc biệt người chị cả trong nhà dù chị sống rất đàng hoàng, thay cha đi làm nuôi cả nhà vẫn bị T.D.A. cho rằng “chị sống không tốt, làm những việc xấu xa không thể chấp nhận”.
Bệnh nhân tâm thần trong giờ vận động tại khoa phục hồi chức năng Bệnh viện Tâm thần trung ương 1 (Hà Nội) - Ảnh: Nguyễn Khánh

Ban ngày sống vui vẻ nhưng khi chị đi làm về tối thì A. đổi nét mặt lầm lầm lì lì, kiếm chuyện gây sự. Bà B. tăng cường giải thích, khuyên giải nhưng không được. Hỏi chị làm việc gì xã hội chê bai thì T.D.A. không trả lời được.
Năm 2010, căng thẳng hơn, T.D.A. đập phá đồ đạc trong nhà và bà B. phải nhờ công an phường can thiệp. Công an đưa T.D.A. về phường, nhận thấy A. “hiền khô” nên trả về nhà.
Đưa con đi khám tâm thần, bác sĩ phòng khám chỉ lên phòng tư vấn rồi cho về. Học tập ngày càng giảm sút nên A. ngưng học ba năm và mới đi học lại. T.D.A. không hút thuốc, không uống rượu, sống khép kín và chỉ chơi với vài người bạn cùng lớp.
Từ năm 2012, A. không đập phá, đi học lại, học tiếng Nhật rất giỏi nên muốn sang Nhật du học ngành du lịch và trở thành bếp trưởng của nhà hàng lớn. Nhưng A. luôn than vãn với mẹ là cứ có cảm giác bị ai theo dõi, nói lén và những người hàng xóm dùng lời lẽ xúc phạm nặng nề! Thấy không ổn, bà B. đưa con đi giám định tâm thần và tìm hướng chữa trị.
Bà tâm sự: “Tôi từng là nhà giáo nên biết tâm sinh lý của trẻ. Có lẽ A. bệnh do lỗi từ gia đình quá gò bó A. khi còn nhỏ, không cho chơi với trẻ hàng xóm do sợ lây phải cái xấu. Chồng tôi rất nghiêm khắc nhưng cũng cưng chiều con, việc đưa đón đi học và chăm sóc con đều do ông lo tất, đến mức nay 22 tuổi A. chưa tự đi xe đạp được. Đến khi ông ngã bệnh và qua đời, A. mất chỗ dựa tinh thần, mất phương hướng và phát bệnh”.
Bác sĩ Trung tâm Giám định pháp y tâm thần TP.HCM xác định T.D.A. bị bệnh “rối loạn nhân cách dạng phân liệt”. Việc điều trị rất khó, mẹ phải vừa là mẹ vừa là bác sĩ giúp A. thoát sự nhút nhát, co rút với xã hội, còn thuốc chỉ điều trị vấn đề cứ nghe tiếng nói bên tai mà thôi.
Theo TS.BS Hồ Tống Tiễn - cán bộ Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch - hiện không ít học sinh gặp vấn đề tâm thần phải đi khám và điều trị. Gần đây một nữ sinh 18 tuổi học chuyên Anh của một trường chuyên tại TP.HCM bị bệnh rối loạn ám ảnh nghi thức.
Các bệnh nhân tâm thần hát karaoke khi điều trị tại Bệnh viện 175 (TP.HCM)  - Ảnh: T.T.D.
Em học rất giỏi, học rất nhiều, và chỉ mong được đi du học ở Mỹ. Em đến khám vì có biểu hiện ghen tức và khó chịu khi cô giáo không quan tâm đến mình. Ngoài thích cô giáo ra, em còn thích một bạn gái khác. Khi bác sĩ hỏi em có thích bạn nam không thì em nói có.
Trường hợp em này có thể do tập trung học quá nhiều nên dẫn đến bị rối loạn ám ảnh nghi thức. Khi bị bệnh, bệnh nhân rất sợ bị rẻ rúng, không được tôn trọng nên dẫn đến những rối loạn ám ảnh. Sau ba tháng điều trị, bệnh nhân ổn định tinh thần và vừa đi Mỹ du học. Độ tuổi gặp rối loạn tâm thần có thể rất trẻ.
Một bệnh nhân khác của TS Hồ Tống Tiễn là học sinh mới học hết cấp II bị rối loạn cảm xúc do chịu áp lực thi đầu vào trường chuyên từ cha mẹ!
Ngay cả thi trượt ĐH cũng dẫn đến một dạng rối loạn sức khỏe tâm thần là stress. TS Đinh Đăng Hòe (Bệnh viện Hồng Ngọc) cho biết stress cực kỳ đa dạng, người nào cũng có và chỉ cần một tác động tâm lý là có thể gây nên tình trạng thất vọng, buồn chán, giảm thích thú, ít vận động, ngại giao tiếp.
“Ngày nay cha mẹ bận bịu, có thể kiếm nhiều tiền nhưng không có thời gian dạy dỗ con cái. Trái ngược tình trạng này là việc chăm sóc con thái quá, làm hết việc giúp con, cả hai đều khiến con cái dễ gặp stress trong đời sống về sau”- TS Hòe khuyến cáo.
Làm sếp rất... căng!
TS.BS Hồ Tống Tiễn kể gần đây ông gặp một bệnh nhân nam 31 tuổi làm trưởng phòng giao dịch một ngân hàng ở Bà Rịa - Vũng Tàu đến khám vì luôn lo lắng, hồi hộp, đầu óc cứ suy nghĩ liên tục, mất ngủ.
Bệnh nhân cho biết những triệu chứng này xuất hiện kể từ khi chuyển sang phụ trách bộ phận giám sát khách hàng, ký duyệt cho vay tiền. Công việc mới áp lực gấp ba lần lúc làm ở phòng giao dịch, luôn khiến bệnh nhân lo lắng về việc khả năng thu hồi vốn mỗi khi ký cho vay đầu tư một dự án nào đó của doanh nghiệp.
TS Hồ Tống Tiễn cho hay bệnh nhân bị bệnh hoàn toàn do stress. Sau khi hướng dẫn bệnh nhân phải coi sức khỏe là quan trọng nhất, giảm bớt công việc, bớt hồ nghi, điều trị bằng thuốc hỗ trợ rối loạn lo âu, rối loạn stress nửa tháng thì bệnh nhân đỡ hẳn và trở lại gần như bình thường.
Trong số những bệnh nhân của ông La Đức Cương, giám đốc Bệnh viện Tâm thần T.Ư 1, không ít người trước khi vào viện là nhà khoa học, doanh nhân thành đạt có cuộc sống mà nhiều người ngưỡng mộ.
Đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế càng nhiều giám đốc, lãnh đạo của công ty này, tập đoàn kia phải nhập viện tâm thần vì làm ăn thua lỗ.
Gần đây ông Cương nhận điều trị cho giám đốc một công ty xuất nhập khẩu lớn ở Hà Nội. Trước khi nhận ra mình có một số thay đổi về tính cách: thường xuyên giận dữ với đồng nghiệp, vợ con, hay suy tư một mình... thì vị giám đốc này đã qua giai đoạn khó khăn, buôn bán thua lỗ, nợ lương nhân viên, nhân viên bỏ làm khiến công ty bên bờ vực phá sản.
Lo giữ công ty, vị giám đốc thường xuyên mất ngủ, suy kiệt sức khỏe, chán chường và tìm đến rượu bia để giải khuây. Có lần chỉ vì xích mích nhỏ với bảo vệ, vị giám đốc này không thể kiềm chế, liền cầm ghế đánh người này trước sự chứng kiến của rất nhiều nhân viên.
Mặc dù tự nhận thấy sự bất thường nhưng ông không đi khám vì lo sợ công việc bị ảnh hưởng. Cho đến khi giai đoạn bệnh có biểu hiện nặng hơn: đánh đập cả nhân viên lẫn vợ con, luôn hoang tưởng bị người khác ám sát, ông mới được người thân đưa vào bệnh viện điều trị chứng tâm thần.
Ông La Đức Cương cảnh báo người nhà rất nên chú ý những biểu hiện bất bình thường của thành viên trong gia đình.
Năm 2012 từng có một vụ án chấn động Hà Nội: người chồng tâm thần đâm chết vợ và hai con ngay sau khi đi khám tại Bệnh viện Tâm thần T.Ư 1.
Theo ông Cương, sáng ngày gây án, vợ chồng này đến khám tại bệnh viện ông và đã được khuyên ở lại điều trị. “Nhưng sau khi bàn bạc, họ nhất định từ chối, xin về chuẩn bị rồi quay lại bệnh viện, không ngờ án mạng xảy ra ngay buổi chiều. Trước khi gây án và đến bệnh viện, anh chồng tuy có biểu hiện bất thường nhưng bản chất rất hiền lành, thương yêu vợ con, người nhà thiếu hiểu biết nên không đưa đi khám chữa gì ngoài lần đến viện đúng ngày đau thương ấy”- ông Cương chia sẻ.

NHÓM PV TUỔI TRẺ

Đời sống tâm thần của công nhân chưa được chăm lo đúng mức
Nghiên cứu của chúng tôi trên 840 công nhân làm việc trong các lĩnh vực may mặc, cơ khí, vật liệu xây dựng, điện tử, thực phẩm năm 2013 cho thấy tỉ lệ công nhân bị trầm cảm chiếm 7,26%, rối loạn lo âu chiếm đến 3,57%, suy nhược 11,5% và rối loạn giấc ngủ 9,5%. Tỉ lệ nữ công nhân bị rối loạn tâm thần gấp đôi nam công nhân, độ tuổi chủ yếu 25-35 tuổi. Nghiên cứu cũng cho thấy phần lớn công nhân ở các khu công nghiệp bị rối loạn tâm thần có cuộc sống rất khó khăn.
Mức thu nhập của họ rất thấp, kéo theo đó là việc chi trả cho các dịch vụ thiết yếu của cuộc sống cũng không đủ, huống chi là các dịch vụ tinh thần khác. Dường như phần lớn công nhân có rối loạn tâm thần đều phải thuê nhà ở, rất ít người ở chung với người quen hoặc có nhà riêng, trong khi đó điều kiện nhà ở, phòng trọ không đảm bảo, cả về diện tích, chỗ ngủ, nhà vệ sinh, chỗ nấu ăn, an ninh, trật tự. Điều kiện tại nơi làm việc (như độ ẩm, ánh sáng, độ ồn, áp lực từ quan hệ với người quản lý) của công nhân cũng không đảm bảo và ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng sức khỏe tâm thần họ. Đời sống văn hóa tinh thần của công nhân rất hạn chế.
ThS LÊ MINH CÔNG 
Theo Tuổi Trẻ Online

Bệnh trầm cảm là gì?

Buồn chán, bi quan, dễ mệt mỏi, không quan tâm đến bất cứ điều gì, đó là những biểu hiện của bệnh trầm cảm. Khi bị trầm cảm kéo dài, người bệnh rất dễ dẫn đến hành vi tiêu cực.

Bệnh trầm cảm là gì?

Tất cả chúng ta đều đôi khi thấy buồn hay u ám trong phút chốc, và cũng là một điều rất đỗi bình thường khi bạn đau khổ trước một tình huống buồn bực nào đó, chẳng hạn như mất mát người thân trong gia đình, mất việc, hay li dị. Với hầu hết mọi người, cảm giác buồn bã và chán nản giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, nếu những cảm giác kéo dài trên 2 tuần và bắt đầu cản trở đời sống thường nhật, có thể điều gì đó nghiêm trọng hơn cảm giác chán đời thông thường đã xảy ra. Đó là dấu hiệu của bệnh trầm cảm.
Người trầm cảm có thể thấy tuyệt vọng, vô dụng và tự đổ lỗi cho mình về những cảm giác này. Họ có thể suy sụp tinh thần, không tham gia vào những hoạt động thường ngày nữa, rút lui khỏi gia đình và bạn hữu, thậm chí có người còn nghĩ đến cái chết hay tự sát.

Bệnh trầm cảm là gì? - Ảnh minh họa 
Nguyên nhân nào gây ra trầm cảm?
Nguyên nhân đích xác của trầm cảm chưa được biết rõ. Các yếu tố di truyền, môi trường và mất cân bằng về hóa học có thể là những yếu tố nguy cơ liên quan đến trầm cảm (tại Hoa Kỳ, phụ nữ có nguy cơ bị trần cảm gấp hai lần nam giới). Phụ nữ có khuynh hướng dễ bị trầm cảm hơn có thể do tác dụng của những thay đổi về nội tiết tố. Tuổi cũng là một yếu tố. Trầm cảm có thể bắt đầu ở mọi tuổi, tuy nhiên, tuổi trung bình để xuất hiện là vào khoảng nhóm tuổi 20. Tính di truyền và những bệnh tật trước đó có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện trầm cảm.
Làm sao nhận biết các triệu chứng trầm cảm?
Trầm cảm hay không phải là trầm cảm? Đây là một câu hỏi khó trả lời vì những người bị trầm cảm thường không hiểu thấu đáo về vấn đề này hoặc họ bị bối rối. Họ có thể thấy tuyệt vọng, không tin là sẽ có cải thiện. Do đó, người trầm cảm có hai biểu hiện phổ biến là:
- Mất hứng thú và niềm vui trong sinh hoạt thường ngày.
- Biểu lộ những cảm giác buồn bã hay vô vọng hoặc những cơn khóc nức nở.
Lưu ý: Mỗi bệnh nhân trầm cảm đều khác nhau, nên những triệu chứng của họ không phải khi nào cũng giống nhau. Thêm vào đó, nhiều người còn cố tỏ ra khá hơn khi họ giấu giếm những cảm xúc thật của mình. Các triệu chứng của trầm cảm kéo dài ít nhất 2 tuần và có thể gồm thêm nhiều triệu chứng sau:
- Ngủ nhiều hay ít hơn bình thường
- Tư duy không rõ ràng hay mất tập trung
- Giảm hay tăng cân đáng kể
- Dễ cáu gắt và nổi nóng
- Khi nào cũng mệt mỏi
- Cử động chậm chạp
- Ít chăm sóc bản thân
- Giảm hứng thú tình dục
- Nghĩ đến cái chết
- Đoạn giao với bạn bè hay những thành viên trong gia đình.

Nếu bạn nghi ngờ đây là trầm cảm, nên thúc giục người bệnh đi khám. Cần nhớ rằng bệnh trầm cảm có thể nặng đến mức giảm khả năng tư duy sáng suốt, và ban đầu có thể bệnh nhân không muốn đi khám bệnh. Bạn hãy cố gắng làm cho người bệnh hiểu rằng trầm cảm là một bệnh lý và bác sĩ có thể điều trị được. Đôi khi, có nhiều bệnh lý có những biểu hiện tương tự như trầm cảm hoặc gây nên trầm cảm, và việc đi khám sẽ rất hữu ích.
Bệnh trầm cảm có thể điều trị được không?
Trầm cảm là bệnh có thể điều trị được.
Khi nghi ngờ mình hoặc người thân của mình bị trầm cảm, bạn nên đến khám tại bác sĩ có chuyên môn về chăm sóc sức khỏe tâm thần. Nếu người bệnh trầm cảm không đi khám bệnh, cảm giác vô dụng và tuyệt vọng, cùng với cảm giác bị cô lập, có thể làm bệnh nặng thêm.
Cần hiểu rằng bệnh trầm cảm là một bệnh nặng cần phải được chữa trị bởi bác sĩ chuyên môn. Đó không phải là lười biếng. Và những người bị trầm cảm không chỉ thoắt cái là khỏi bệnh.
Điều trị trầm cảm có thể cần phải sử dụng nhiều thuốc chống trầm cảm và/hay điều trị bằng đối thoại.
Vài điều bạn cần biết về những thuốc chống trầm cảm
• Sau khi bắt đầu uống thuốc chống trầm cảm, cần 4 – 8 tuần để thấy được tác dụng của thuốc.
• Không nên ngưng thuốc đột ngột.
• Bạn có thể cần phải đổi sang một thuốc chống trầm cảm khác theo yêu cầu của bác sĩ (những thuốc khác nhau tác dụng cho những người khác nhau, với những liều khác nhau).
• Thuốc có thể có những tác dụng phụ, nhưng tác dụng phụ thường giảm dần sau vài tuần điều trị.
Điều trị bằng đối thoại
Bên cạnh thuốc chống trầm cảm, bác sĩ của bạn có thể chỉ định thêm điều trị bằng đối thoại cho bạn. Một nhà tâm lý, tâm thần, chuyên viên tư vấn hay ngay cả thầy thuốc tổng quát có thể giúp điều trị bằng đối thoại. Điều quan trọng nhất là tìm được một người đã được huấn luyện và bạn cảm thấy thoải mái khi đối thoại với người đó. Không nên bỏ cuộc nếu như bạn không tìm được người phù hợp. Hãy tìm một người khác để đối thoại.
Đối thoại với người khác giúp bạn tìm được giải pháp cho những vấn đề của cuộc sống hay học một cách nhận định khác. Nghiên cứu cho thấy với những người bệnh trầm cảm nặng, điều trị bằng đối thoại kết hợp với thuốc chống trầm cảm có thể hữu ích.
Những lời khuyên hữu ích khác.
- Điều quan trọng bạn cần phải nhớ là trầm cảm là một bệnh, và bệnh lý này có thể điều trị được nhưng lại dễ tái phát. Mục tiêu của điều trị trầm cảm là cải thiện bệnh và tránh sự xuất hiện trở lại của những triệu chứng. Để đạt được điều này bạn cần tuân thủ đúng quy định điều trị, uống thuốc đều đặn đầy đủ theo đúng lời dặn của bác sĩ cho đến khi bác sĩ yêu cầu bạn ngưng thuốc.
- Tránh tự ý dùng thuốc, tránh xa rượu, thuốc lá, cà phê.
Khi bị trầm cảm, uống rượu hay sử dụng những thuốc không được bác sĩ kê toa dường như có thể tạm thời làm bạn thấy khá hơn. Nhưng chúng có thể cản trở mục tiêu điều trị. Tình trạng suy sụp sau khi uống rượu hay những thuốc hưng thần có thể làm tăng cảm giác tội lỗi hay mệt mỏi, và bạn vẫn có thể tiếp tục thấy mình vẫn là một gánh nặng cho những người chung quanh.
- Sống điều độ (ăn, ngủ điều độ):
Sống điều độ thường hữu ích cho người bệnh trầm cảm. Những hoạt động đơn giản, thường nhật có thể trở thành rất khó khăn đối với người bệnh. Nếu bạn thiết lập một thời gian biểu và tuân thủ tốt, bạn có thể thấy mình trở lại như trước đây. Bạn hãy dành thời gian vệ sinh thân thể, chăm sóc dung mạo, ăn ngủ điều độ.
- Lên kế hoạch những hoạt động giải trí:
Thử những điều bạn thích hay từng thích: Đi coi phim với bạn bè, đi xem triển lãm nghệ thuật, đi ăn uống, mua sắm. Khi bạn bị trầm cảm, ngay cả điều bạn yêu thích trong quá khứ cũng có thể trở thành chán ngán và tẻ nhạt, nhưng nếu bạn cố gắng tập trung vào những hoạt động nhỏ mỗi ngày, điều đó có thể giúp bạn cảm thấy vui vẻ, phấn chấn hơn, tạo cho bạn được cảm giác là bạn đang đạt được một điều gì đó, rất quan trọng để đạt được mục tiêu điều trị.
- Vận động: Bất cứ dạng vận động nào cũng đều có tính chất chống trầm cảm tự nhiên. Bạn không cần phải đến phòng tập đều đặn. Hãy bắt đầu bằng đi bộ mỗi ngày. Những băng hình hay DVD thể dục có thể làm bạn thấy thú vị. Bạn hãy tự đặt ra những mục tiêu nhỏ dễ đạt được và tăng dần khối lượng luyện tập khi bạn thấy khá hơn.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ chung quanh mình: Mặc dù bạn bè, người thân không thể hiểu hoàn toàn những gì bạn đang trải qua, bạn vẫn nên nói chuyện với những người yêu mến mình. Không nên nghĩ mình là gánh nặng cho người khác trong thời gian này. Hãy giải bày với gia đình và bạn bè tin cậy, nói cho họ biết những gì bạn đang cảm nhận. Hãy trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên viên tư vấn và đừng sợ sẽ bị công kích. Có nhiều người hỗ trợ sẽ rất hữu ích cho việc điều trị bệnh của bạn. 



Phòng ngừa tai biến mạch máu não như thế nào?

Tai biến mạch máu não  là tình trạng một phần não bộ bị tổn thương do thiếu máu nuôi dưỡng một cách đột ngột, bệnh xảy ra quanh năm nhưng mùa nắng nóng gặp nhiều hơn. Bệnh gặp chủ yếu ở người trưởng thành, đặc biệt là người cao tuổi .


Những nguyên nhân gay ra tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây tử vong được xếp vào loại thứ 3 sau bệnh tim mạch và ung thư. Theo thống kê thì mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 5 triệu người bị Tai biến mạch máu não  riêng nước ta mỗi năm có khoảng 200.000 người, trong đó tử vong có khoảng 100.000 người. Tai biến mạch máu não là tình trạng đột quỵ não do máu đến nuôi dưỡng não rất ít, hoặc không đến được do hẹp hoặc do tắc nghẽn động mạch não. Vì vậy, người ta gọi đột quỵ não là do tổ chức não bộ bị tổn thương một cách đột ngột do thiếu máu. Bởi vì, khi máu lên não bị thiếu với bất kỳ lý do gì thì các tế bào não bộ sẽ ngưng hoạt động và có thể bị chết trong vài phút, dẫn đến cơ thể yếu, tê bì, mất cảm giác nửa người, không nói được (do tê, liệt), miệng méo, mắt nhắm không được hoặc hôn mê ngay sau đó, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Nhiều trường hợp được cứu sống nhưng có thể bị tàn phế suốt đời, giảm tuổi thọ và không còn khả năng lao động...

Vận động cơ thể nhẹ nhàng, đều đặn... là phương pháp tốt để phòng ngừa đột quỵ não

Nguyên nhân của đột quỵ là do có tổn thương mạch máu gây xuất huyết não (mạch máu não bị vỡ) hoặc nhồi máu não (mạch máu não bị tắc nghẽn). Đáng nói là sự thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng. Vì vậy, những bệnh nhân, vốn đã có những bệnh lý về tim mạch, cao huyết áp khi nóng lạnh đột ngột xảy ra (nghỉ mát ở xứ lạnh như Sapa, Đà Lạt, tắm biển lúc xế chiều gió lạnh, đang ở trong phòng máy lạnh đột ngột đi ra ngoài nóng) thì rất dễ rơi vào đột quỵ, nhất là ở những người lớn tuổi.

Tai biến mạch máu não thường gặp ở những người trên 55 tuổi có cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, béo phì, nghiện thuốc lá, nghiện hoặc lạm dụng bia, rượu, lười vận động. Và nhiều nhà chuyên môn cho rằng Tai biến mạch máu não xuất hiện do rối loạn tuần hoàn não cấp tính. Nguy cơ gặp Tai biến mạch máu não rất lớn ở những người bị tăng huyết áp mạn tính, bởi vì ở những người này thành mạch máu thoái hóa dày lên, đặc biệt là độngm ạch não (do xơ vữa động mạch), sẽ ảnh hưởng tới tuần hoàn não. Khi những động mạch đưa máu lên não bị tắc nghẽn, não sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng và oxy, dẫn đến đột quỵ và tử vong. Trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là người cao tuổi khi có các chấn động tâm lý (làm việc căng thẳng thần kinh, sinh hoạt gia đình gặp khó khăn đột xuất, các tác động khác trong xã hội) xảy ra nhiều, liên tục mà không được khắc phục thì có thể gây rối loạn tuần hoàn não và Tai biến mạch máu não.

Đối với những người đó từng bị đột quỵ não, để phòng tái phát, cần tích cực điều trị theo đơn của bác sĩ khám bệnh, đặc biệt là duy trì huyết áp ở mức trung bình. Cần vận động cơ thể bằng các hình thức thể dục đều đặn, nhẹ nhàng, không tập quá sức mình hoặc đi bộ, mỗi lần đi khoảng 15 - 20 phút, tổng cộng thời gian đi bộ không quá 60 phút.

Triệu chứng của Tai biến mạch máu não

Khi người cao tuổi có bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, tăng mỡ máu mà đột nhiên cảm thấy hơi nhức đầu hoặc nhức đầu, váng đầu, choáng váng, tê nửa người, ngáp vặt liên tục thì cần cẩn thận, có thể là các dấu hiệu tiền triệu của đột quỵ. Đặc biệt là mùa hè, bởi vì nguy cơ Tai biến mạch máu não dễ xảy ra. Vì vậy, triệu chứng của Tai biến mạch máu não thường khởi đầu là nhức đầu, chóng mặt, mất định hướng, yếu một tay, một chân cùng phía, miệng méo, nhân trung lệch sang bên lành, nói khó. Nhiều trường hợp Tai biến mạch máu não xảy ra đột ngột vào ban đêm cho nên người bản thân người bệnh và người nhà không thể biêt đươc , khi phat hiên thì đa hôn mê, đại, tiểu tiện không tự chủ.

Khi có triệu chứng khởi đầu của bệnh Tai biến mạch máu não xảy ra thì người nhà nên nới lỏng quần áo và để người bệnh nằm ở trên mặt phẳng, gối đầu cao khoảng 300 và ở tư thế nằm nghiêng để tránh nguy cơ bị sặc do các chất tiết

ra từ miệng. Cần phải giữ ấm cơ thể cho bệnh nhân để tránh những cơn co giật. Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn uống gì khi nghi ngờ bệnh nhân bị đột quỵ và không tự ý cho bệnh nhân uống bất kỳ một loại thuốc nào. Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo thì bảo người bệnh thở thật sâu và đều vì sẽ giúp cho máu lên não tốt hơn. Và sau đó nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, tránh đưa bệnh nhân đi xa vì thời gian di chuyển kéo dài càng làm cho tình trạng bệnh sẽ nặng hơn và nguy cơ tử vong cao hơn.

Phòng ngừa Tai biến mạch máu não như thế nào?

Người cao tuổi cần được khám bệnh định kỳ, đặc biệt là những người có bệnh về tăng huyết áp hoặc có kèm đái tháo đường hoặc kèm theo tăng mỡ máu, đặc biệt là tăng loại cholessterol xấu (LDL - C). Vào mùa nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời thường cao, vì vậy, NCT cần hạn chế ra ngoài trời vào những lúc nắng gắt. Mỗi lần dùng máy điều hòa nhiệt độ thì nên để nhiệt độ khoảng rừ 26 - 27oC là vừa. Không nên tắm nước lạnh quá và không nên tắm biển vào lúc đã hết mặt trời (vì lúc đó nhiệt độ của nước là lạnh và lại gió mạnh). Mỗi khi đi nghỉ mát ở nơi có nhiệt độ thấp như Sapa hay Đà Lạt cũng hết sức cẩn thận, không ra khỏi phòng lúc sáng sớm. Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để hạn chế xơ vữa động mạch như hạn chế ăn mỡ động vật, ăn nhiều cá (tốt nhất mỗi tuần ăn 2 - 3 lần cá thay cho ăn thịt), ăn nhiều rau, uống đủ lượng nước hàng ngày (tránh cô đặc máu sẽ hình thành huyết khối). NCT nếu nghiện thuốc lá mà cai được thì tốt, không nên lạm dụng bia, rượu, có chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, khoáng chất, hạn chế ăn mặn, không ăn quá nhiều chất béo và hạn chế ăn tinh bột (cơm).

PGS.TS. BÙI KHẮC HẬU
theo Sức khỏe đời sống

Ăn uống chống viêm

Những thực phẩm sau được đưa vào chế độ ăn uống hằng ngày có thể giúp kháng viêm trong cơ thể và chống mỡ bụng.

Trái cây và rau quả

Táo, dâu, bông cải xanh, nấm, cải bó xôi và đu đủ giàu chất dinh dưỡng và chất xơ giúp chống lại tình trạng viêm mãn tính, theo Times News Network dẫn nguồn từ các chuyên gia dinh dưỡng Ấn Độ.

Trà xanh

Loại nước này không chỉ cải thiện làn da mà còn giúp giảm cân cũng như giảm viêm. Các flavonoid trong trà có đặc tính kháng viêm giúp giảm mỡ cơ thể.
 Ăn uống chống viêm trong cơ thể
Đu đủ chứa nhiều chất có tác dụng chống viêm sưng - Ảnh: Shutterstock

A xit béo omega-3

Theo nhiều nghiên cứu, một chế độ ăn uống có hàm lượng cao a xít béo omega-3 và thấp a xít béo omega-6 có liên quan với viêm sưng giảm. Các loại thực phẩm được cho có chứa a xít béo omega-3 là quả óc chó, hạt lanh và cá hồi.

Gia vị

Tỏi, nghệ, quế, ớt và gừng được biết đến là có khả năng giảm viêm, vì vậy hãy thử thêm chúng vào bữa ăn của bạn càng nhiều càng tốt để tránh tình trạng viêm trong cơ thể.

Nước

Nước là vật liệu cần thiết để đẩy các chất độc gây viêm ra khỏi cơ thể. Do đó, cần uống 2 lít nước mỗi ngày.

Ngũ cốc nguyên hạt

Đây là thực phẩm giàu chất xơ và cũng giúp kiểm soát các phản ứng insulin trong cơ thể và ngăn ngừa đầy hơi.
Huỳnh Thiềm [Thanh Niên Online]

Những căn bệnh kỳ quái khiến y học "bó tay"

Bất chấp các thành tựu và đột phá trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển công nghệ, cho đến nay vẫn có một số trường hợp người mắc bệnh cực lạ và hiếm gặp khiến y học phải "bó tay".

Cậu bé "người cá"
bệnh lạ, hiếm gặp, nan y, người cá, tử cung kép, người lùn, đột biến, rối loạn
Cậu bé Pan Xianhang, 8 tuổi được cư dân ở tỉnh Ôn Lĩnh, phía đông Trung Quốc đặt biệt danh là "người cá" do từ đầu tới chân em phủ đầy các vảy dày và ngứa. Được chẩn đoán mắc hội chứng "vảy cá" (Ichtyosis) bẩm sinh - một rối loạn hiếm gặp về gen, Pan phải sống toàn bộ cuộc đời với sự đau đớn khôn cùng, thường đi kèm với việc quá nóng và ngứa cực điểm.

Các bất thường nghiêm trọng về da đã ảnh hưởng tới hình dạng mí mắt, mũi, miệng và hai tai của Pan, cũng như hạn chế cử động của các tay và chân của em. Mẹ của Pan cho biết, cậu bé chỉ mơ ước được đi học mà không bị ngứa ngáy khó chịu.

Các chuyên gia ước tính, mỗi năm có hơn 16.000 đứa trẻ chào đời bị mắc một dạng bệnh "vảy cá" nào đó với các triệu chứng có mức độ nghiêm trọng khác nhau. Mặc dù hiện vẫn chưa có một cách chữa trị hữu hiệu bệnh "vảy cá" nhưng nước lạnh có thể làm dịu bớt các triệu chứng quá nóng, còn một lớp kem thoa dày có thể giúp ngăn chặn da nứt, chảy máu. Các bác sĩ hiện cũng đang nghiên cứu những cách chữa trị khác cho cậu bé "người cá" Trung Quốc.
Người phụ nữ nhìn thế giới lộn ngược
bệnh lạ, hiếm gặp, nan y, người cá, tử cung kép, người lùn, đột biến, rối loạn
Bojana Danilovic có một thế giới quan độc nhất vô nhị. Do mắc một chứng bệnh hiếm gặp, cô nhìn luôn nhìn mọi thứ lộn ngược từ trên xuống. Nữ công chức 28 tuổi người Serbia này luôn sử dụng một màn hình máy tính lắp lộn ngược ở nơi làm việc và thư giãn ở nhà trước một màn hình tivi treo dốc ngược từ trên xuống, đặt phía trên một chiếc tivi bình thường dành cho những thành viên còn lại trong gia đình.
Các chuyên gia đến từ Đại học Harvard và Viện công nghệ Massachusetts (Mỹ) đã được mời tham vấn, sau khi các bác sĩ địa phương đều tỏ ra bối rối trước chứng bệnh vô cùng lạ thường này. Theo họ, Danilovic bị mắc một căn bệnh thần kinh có tên gọi là "hội chứng rối loạn định hướng không gian". Hiện khoa học vẫn chưa có lời giải cho hiện tượng đặc biệt hiếm này của cô.
Người phụ nữ có 2 màng trinh
bệnh lạ, hiếm gặp, nan y, người cá, tử cung kép, người lùn, đột biến, rối loạn
Hazel Jones luôn tự hỏi tại sao cô bị chuột rút nghiêm trọng và thường có kỳ kinh nặng nề trong suốt giai đoạn dậy thì. Tuy nhiên, mãi tới năm 18 tuổi, cô mới đi thăm khám bác sĩ và được chẩn đoán có tới ... 2 âm đạo.
Cô gái tóc vàng, 27 tuổi, đến từ High Wycombe, Buckinghamshire (Anh) này mắc một chứng bệnh rất hiếm gặp, với tỷ lệ xuất hiện 1/1 triệu người. Việc mắc hội chứng "tử cung kép" đồng nghĩa Jones có 2 tử cung và 2 cổ tử cung riêng rẽ.
Jones chỉ tới khám bác sĩ sau khi người bạn trai lâu năm nói, cô có "điểm lạ" ở vùng sinh dục. Một chuyên gia sản, phụ khoa lý giải: "Khi phát triển trong bào thai, các thai nhi gái bắt đầu với hai đoạn ống tử cung. Tuy nhiên, các vách ngăn sẽ bị phá vỡ và hình thành một tử cung. Cứ khoảng 3.000 ca thì có 1 trường hợp, vách ngăn vẫn còn tồn tại bên trong tử cung, nhưng trường hợp có 2 tử cung riêng rẽ thực sự hiếm xảy ra hơn nhiều".
Jones nói, cô cảm thấy thoải mái với "chứng bệnh" của mình dù có tới 2 màng trinh và mất trinh tiết tới 2 lần. Các bác sĩ khuyên Jones phải cẩn thận khi mang bầu, vì cô có thể có thai ở một tử cung nhưng tử cung bên kia "gây rối", làm tăng nguy cơ đẻ ngược và băng huyết.
Jones đã từ chối làm phẫu thuật để cải thiện tình hình vì cuộc phẫu thuật sẽ tương tự như ở những người chuyển đổi giới tính, phải cắt bỏ một bộ phận ở vị trí mà các mô rất khó liền. Các chuyên gia cũng sẽ phải lặp đi lặp lại nhiều phẫu thuật, điều này rất khó chịu và có thể gây ra những mô sẹo.
Người lùn đột biến thành người khổng lồ
bệnh lạ, hiếm gặp, nan y, người cá, tử cung kép, người lùn, đột biến, rối loạn
Adam Rainer chào đời Graz, Áo năm 1899. Khi đi khám tuyển sức khỏe để gia nhập quân đội trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất lúc 18 tuổi, chàng trai trẻ mới cao 1,38m và bị đánh trượt. Đến năm 19 tuổi, Rainer có cao hơn một chút, đạt 1,43m.
Mặc dù khá thấp nhưng anh lại có kích thước bàn chân to bất thường so với chiều cao, với cỡ giày 43 của châu Âu. Theo tiết lộ của Rainier, đến năm 21 tuổi, anh vẫn được xếp vào loại lùn nhưng cỡ giày đã nhảy vọt tới cỡ 53. Lúc này, dù chân tiếp tục phát triển với tốc độ "khủng", chiều cao của Rainier vẫn quanh quẩn ở mức "thấp còi".
Tuy nhiên, điều kỳ lạ đã xảy ra ngay sau đó. Vì một lí do bí ẩn nào đó, Rainer bắt đầu lớn nhanh "như thổi". Từ sinh nhật lần thứ 21 tới năm 32 tuổi, anh đã phát triển chiều cao thần tốc từ 1,47m lên 2,18m.
Sau một cuộc kiểm tra y tế, các bác sĩ phát hiện một khối u trên tuyến yên của anh - "thủ phạm" không chỉ gây ra sự tăng trưởng nhanh chóng mà còn khiến Rainer bị mù một phần. Khối u đã dẫn tới hội chứng bệnh kinh niên ở người lớn do tuyến yên tiết quá nhiều hoóc môn tăng trưởng trong giai đoạn trưởng thành. Năm 1930, các bác sĩ đã cố gắng chữa trị cho Rainer bằng cách loại bỏ khối u, nhưng anh vẫn tiếp tục cao lớn hơn, dù với tốc độ chậm hơn nhiều.
Trong 19 năm cuối đời, cột sống của Rainer tiếp tục phát triển dài ra và anh cao thêm 15,2cm nữa. Năm 1950, Rainer qua đời ở tuổi 51 với chiều cao 2,34m, trở thành người duy nhất trên thế giới từng được chính thức xếp hạng là người lùn và cả người khổng lồ khi còn sống.
Người phụ nữ mọc móng tay thay thế tóc
bệnh lạ, hiếm gặp, nan y, người cá, tử cung kép, người lùn, đột biến, rối loạn
Đến nay đã gần 3 năm nhưng các bác sĩ vẫn bất lực, không thể chẩn đoán nổi chứng bệnh lạ của một cô gái người Mỹ. Cơn ác mộng xảy ra với Shanyna Isom vào tháng tháng 9/2009, khi cô có phản ứng dị ứng với các thuốc steroid được kê dùng chữa trị bệnh hen suyễn. Chỉ trong vòng vài tháng, cô đã bị một hội chứng da liễu gây suy yếu tấn công.
Tháng 8/2011, Isom được đưa vào bệnh viện Johns Hopkins ở Baltimore, Mỹ. Các bác sĩ xác định, cơ thể cô đang sản sinh lượng tế bào da trên mỗi nang lông nhiều gấp 12 lần bình thường. Điều này khiến da của cô bị "chết ngạt". Thay vì tóc, các nang da của Isom bắt đầu sản sinh ra móng. Chứng bệnh kỳ lạ cũng khiến cô suy kiệt, buộc phải nhờ cậy người khác đưa ra khỏi giường hoặc ghế sofa mỗi ngày.
Các bác sĩ hiện có thể kiểm soát các triệu chứng của Isom. Tuy nhiên, vấn đề sức khỏe bí ẩn đã khiến cô lâm vào khủng hoảng kinh tế. Isom đã kêu gọi thành lập quỹ S.A.I quyên tiền tài trợ cho việc chữa trị của cô cũng như giúp đỡ những người mắc các căn bệnh lạ khác.
Tuấn Anh(Theo Oddee)

Bẻ tay nhiều lợi và hại ra sao?

Bạn thường xuyên bẻ tay và coi đó như một cách thư giãn. Nhưng nhiều người lại nói bẻ tay là có hại cho khớp, vậy sự thực là thế nào?

Nhiều người thường có thói quen bẻ ngón tay của mình, sao cho nó phát ra tiếng kêu: bạn có thể kéo từng ngón tay ra phía sau đến khi nó phát ra tiếng ‘crack’, gấp mạnh ngón tay, hoặc bạn có thể nắm chặt tay lại – cách này thì khó hơn. Với nhiều người, đây là một thói quen giúp xả hơi, “thư giãn khớp” để sau đó tiếp tục làm việc. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, từ 25 đến 54% số người có thói quen làm như vậy, và nam giới trội hơn nữ giới.


Dù bạn bẻ ngón tay theo cách nào, thì cơ chế sinh ra âm thanh ‘crack’ là như nhau: khi bạn bẻ ngón tay, khoảng không gian trong khớp tăng lên, áp lực trong khoang khớp giảm làm tách khí trong dịch khớp ra thành những bọt khí nhỏ, chúng kết hợp với nhau tạo nên một bong bóng khí lớn hơn trong khớp và nó chính là thủ phạm sinh ra tiếng ‘crack’ đó.
Ngay sau khi bạn bẻ ngón tay thì bạn phải đợi ít nhất 15 đến 20 phút sau mới có thể bẻ cho nó ‘kêu’ lại được; đây là khoảng thời gian cho khoảng không trong khớp trở lại kích thước bình thường và khí hoà tan lại vào dịch khớp.

Phần không khí giữa các đốt xương


Về lý thuyết, việc bẻ ngón tay nhiều lần như vậy có thể gây hại cho sụn khớp của bạn. Cũng giống như việc các loại máy móc, làm việc lâu ngày cũng sẽ bị hư hại, nhưng thực tế thì việc khớp của bạn bị ảnh hưởng do bẻ tay nhiều không hoàn toàn đúng.
Thực tế, có rất ít nghiên cứu về vấn đề này. Một nghiên cứu được biết đến nhiều nhất, chắc hẳn là nghiên cứu trên chính bản thân mình của bác sĩ Donald Unger ở California, được giải thưởng Ig Nobel năm 2009. Trong suốt hơn 60 năm, ông đã bẻ khớp ngón tay trái của mình hai lần một ngày, và không bẻ khớp ngón tay phải. Và kết luận của ông? “Tôi nhìn vào hay bàn tay của mình, và xem chừng chả có dấu hiệu nào cho thấy nó bị viêm hay bị ảnh hưởng gì cả”.



Với một nghiên cứu lớn hơn được thực hiện tại Detroit năm 1990, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra bàn tay của 300 người trên độ tuổi 45, tất cả đều có thói quen bẻ ngón tay từ trước. Và có tới 84% số người có dấu hiệu sưng phồng khớp ngón tay. Sau đó các nhà nghiên cứu đã rút ra kết luận rằng việc bẻ các khớp ngón tay là không nên vì nó có ảnh hưởng đến khớp ngón tay; nhưng thực tế thì, rõ ràng họ phải cảm giác thấy ngón tay mình đau trước tiên chứ, tức là việc bẻ ngón tay mà thấy đau sẽ là tiền triệu báo hiệu cho những vấn đề về sau này của khớp, chứ nó không phải là nguyên nhân gây nên việc sưng đau các khớp. Và câu hỏi mấu chốt ở đây là, những người hay bẻ ngón tay thì có tăng khả năng bị viêm xương khớp hay không, và câu trả lời là không.
Một nghiên cứu gần đây nhất vào năm ngoái, rất cụ thể vì đã đề cập đến cả về tần số bẻ ngón tay của mỗi người tham gia. Rõ ràng, theo phỏng đoán thì việc bẻ ngón tay cứ mỗi 15 phút và việc bẻ ngón tay một lần mỗi ngày sẽ có sự khác biệt, nhưng thực tế thì lại không có sự khác biệt về tỉ lệ mắc các bệnh viêm xương khớp. Và người ta đã đưa ra kết luận chính thức, rằng việc bẻ khớp ngón tay hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến khả năng bạn bị mắc các bệnh cơ xương khớp.



Vậy thì, tại sao ban đầu người ta lại có ý nghĩ về việc, bẻ ngón tay và bệnh viêm khớp lại có liên quan đến nhau nhỉ? Điều này sẽ đúng, nếu như một người đã mắc các bệnh về khớp từ trước, khi bẻ ngón tay sẽ làm trầm trọng thêm triệu chứng của bệnh, vì bản thân khớp của họ đã bị tổn thương từ trước rồi. Dù sao thì, việc bẻ ngón tay nó không hề có liên quan đến việc chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp. Những yếu tố nguy cơ của viêm khớp là tuổi, tiền sử gia đình, và những biến cố xảy ra với bàn tay của người bệnh từ trước đây, ví dụ như tai nạn hoặc làm những công việc nặng nhọc...
Ok, vậy thì chốt lại, việc bẻ ngón tay có thể gây ra nguy hiểm cho bàn tay của bạn hay không? Đã có một vài báo cáo cho thấy, việc bẻ ngón tay như vậy có thể gây hại cho ngón cái và gây bong gân các ngón tay, nhưng thực tế điều này rất hiếm khi xảy ra.


Vậy, kết luận, hãy cứ tiếp tục bẻ ngón tay nếu bạn muốn. Nhưng hãy nhớ điều này: những âm thanh phát ra khi bạn bẻ tay, có thể sẽ làm những người xung quanh khó chịu đấy, và lúc đó có thể xảy ra những hậu quả khác khó lường...
Theo Sức khỏe đời sống

Ăn mặn có làm tăng huyết áp?

Việc ăn mặn có ảnh hưởng đến tăng huyết áp hay không? Có nguy hiểm không? Một bạn động gửi thư về đã được bác sĩ giải đáp như sau:

Hỏi:
Tôi ăn mặn từ nhỏ, hiện nay đã 52 tuổi bị mắc bệnh tăng huyết áp nhưng vẫn thích ăn mặn. Tôi vẫn uống thuốc theo đơn của bác sĩ. Nghe nhiều người nói ăn mặn sẽ làm tăng huyết áp nên tôi cũng lo lắng. Nếu tôi ăn mặn nhưng vẫn uống thuốc huyết áp thì bệnh của tôi có nặng lên không, thưa bác sĩ ?

Trịnh Thị Thơm (Ninh Bình)
Trả lời:
Ăn mặn là ăn nhiều muối (NaCl) hoặc các thức ăn chứa nhiều muối mặn như mắm tôm, mắm tép, nước mắm, dưa cà muối... Các nghiên cứu đã chứng minh rằng: ăn nhiều muối mỗi ngày sẽ gây tăng huyết áp, chẳng hạn những người ăn 1,6-8g muối/ngày thì có 15% bị tăng huyết áp; người ăn trên 8g muối/ngày có đến 30% bị tăng huyết áp. Còn người ăn dưới 1,6g muối/ngày thì rất ít bị tăng huyết áp. Vấn đề này được giải thích như sau: trong cơ thể, nước chiếm từ 60-70% khối lượng, muối có chức năng điều hòa lượng nước của cơ thể, giúp kiểm soát khối lượng máu, điều hòa huyết áp. Nếu ăn nhiều muối, áp suất thẩm thấu trong máu tăng lên khiến lượng nước vào máu phải tăng lên, dẫn đến tăng khối lượng tuần hoàn, làm tăng huyết áp và tăng gánh nặng cho tim. Ngoài ra, ăn mặn còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư dạ dày, sỏi thận, thận nhiễm mỡ... Vì vậy, bạn không nên tiếp tục ăn mặn vì bệnh tăng huyết áp của bạn sẽ nặng lên. Đối với người trưởng thành, chỉ nên ăn 4-6g muối/ngày. Đối với người tăng huyết áp chỉ nên dùng 2-4g muối/ngày.

BS. Trần Thanh Tâm

Đau nửa đầu có thể dẫn đến tàn tật?

Phụ nữ có nguy cơ mắc chứng đau nửa đầu (migraine) cao gấp 3 lần so với nam giới. Không dừng lại ở những cơn đau khủng khiếp, căn bệnh này còn nằm trong số 20 nguyên nhân gây tàn tật.

Thống kê của WHO trong những năm gần đây cho thấy 11% dân số trưởng thành trên thế giới đang phải gánh chịu các cơn đau đầu, trong đó phụ nữ chiếm đến 3/4. Bệnh thường tập trung trong giai đoạn 20-45 tuổi, ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống cũng như khả năng học tập và làm việc của người bệnh.
[IMG]
Đau nửa đầu kéo dài có thể gây nhiều hậu quả nguy hại như trầm cảm, đột quỵ, suy thoái võng mạc làm mất thị lực và mù vĩnh viễn. Ảnh minh họa.

Vướng chứng bệnh này, mỗi khi cơn đau xuất hiện, chị Tuyết Mai ở quận Cầu Giấy, Hà Nội, lại bỏ dở rất nhiều công việc. Cảm giác đau dữ dội tập trung ở nửa đầu bên trái trong suốt nhiều giờ đồng hồ rồi âm ỉ hai ba ngày, chị phải liên tục nghỉ phép. Chỉ cần nghe thấy tiếng trao đổi rì rầm hoặc nhìn thấy ánh sáng từ màn hình máy tính là cơn đau trở nên trầm trọng hơn. Chị Mai miêu tả: "Cơn đau như búa bổ, tôi cứ phải nhắm tịt mắt bịt chặt tai lại, nhiều lúc còn muốn trốn xuống gầm bàn để tìm chỗ tối và yên tĩnh".Chị Mai lo có u trong não, đi khám mới biết mình bị đau nửa đầu.
Còn chị Thanh Nhàn ở TP HCM thường đau nhói một bên đầu, thậm chí còn đau giật mạnh theo nhịp thở và buồn nôn. Giải pháp của chị là những viên thuốc giảm đau. "Tôi từng bị xoang, đã nạo xoang nhiều lần mà vẫn không hết. Giờ tôi chỉ uống thuốc giảm đau thôi", chị Nhân chia sẻ.
Khi người bệnh đi khám thì đau nửa đầu vẫn dễ bị chẩn đoán nhầm với một số nguyên nhân gây đau đầu khác như viêm xoang… nên có thể dẫn đến điều trị không đúng căn nguyên, theo giáo sư Thính.
Những người bị đau nửa đầu không chỉ thường xuyên bị cơn đau hành hạ, mà lâu ngày bệnh còn dẫn đến những hậu quả nguy hại khác cho sức khỏe như suy giảm trí nhớ, khó tập trung, trầm cảm, đột quỵ, suy thoái võng mạc, dẫn đến mất thị lực và mù vĩnh viễn.
Theo một đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đau nửa đầu được xếp trong số 20 nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và ngày càng là vấn nạn lớn toàn cầu. Đối với phụ nữ, bệnh xếp vị trí thứ 9 trong số nguyên nhân gây tàn tật.
Đau nửa đầu có liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền. Giáo sư Thính cho biết: "Nếu cha hoặc mẹ bị đau nửa đầu, tỷ lệ con cái mắc bệnh khoảng 50%. Trường hợp cả cha lẫn mẹ đều bệnh thì 75% con cái nguy cơ di truyền. Ngay cả khi có một người họ hàng bị đau nửa đầu thì xác suất di truyền cũng lên đến 20%".
Các nghiên cứu gần đây cho thấy, gốc tự do và các hóa chất trung gian sinh ra trong quá trình chuyển hóa ở não làm khởi phát quá trình viêm và sản sinh ra các chất gây giãn mạch. Tình trạng này khi xảy ra quá mức sẽ làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu. Những cơ chế phức tạp này dẫn đến các rối loạn vận mạch, khiến mạch máu não giãn nở, biến đổi bất thường và gây nên cơn đau nửa đầu. Ngoài ra, đau nửa đầu còn được biết đến như là hậu quả của một số yếu tố: gen di truyền, ảnh hưởng của các kích thích dây thần kinh cảm giác...
[IMG]
Nho xanh giúp chống gốc tự do, ngăn ngừa và làm giảm thiểu các cơn đau nửa đầu.
Hiện nay, điều trị đau nửa đầu bao gồm điều trị cơn đau cấp và điều trị dự phòng, nhưng quan trọng là người bệnh phải chủ động tìm đến bác sĩ thay vì tự ý sử dụng thuốc giảm đau. Lý do, nếu sử dụng trong thời gian dài, các loại thuốc giảm đau có thể gây nhiều tác dụng phụ như ảnh hưởng đến chức năng gan thận và tiêu hóa, gây cao huyết áp khó kiểm soát, sốc thuốc, tương tác với thuốc tim mạch...
Giáo sư, Tiến sĩ Lê Đức Hinh, Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam cho biết: "Theo thời gian, các gốc tự do trong não ngày càng nhiều nên cần bổ sung các chất chống gốc tự do từ thiên nhiên để hỗ trợ kịp thời cho cơ thể". Đây cũng là một bước tiến mới của y học hiện đại trong ngăn ngừa và giảm thiểu các cơn đau nửa đầu. Các dưỡng chất sinh học quý có trong thiên nhiên - như trong Blueberry - giúp chống tác hại của gốc tự do, hạn chế sản sinh quá mức các chất giãn mạch, giảm phản ứng viêm, bảo vệ thành mạch máu và hỗ trợ tuần hoàn não. Từ đó, Blueberry giúp phòng ngừa và cải thiện đáng kể những triệu chứng của đau nửa đầu.
Mặt khác, các hoạt chất sinh học trong Blueberry có khả năng vượt qua hàng rào máu não, kích hoạt các men chống gốc tự do tự nhiên của cơ thể như catalase và superoxide dismutase… Các men này góp phần giúp bảo vệ tế bào thần kinh, duy trì tốt hoạt động cho não.

10 cách đơn giản trị đau lưng hiệu quả

Thêm một số gia vị khi nấu, bỏ thuốc lá, cải thiện tư thế đứng - ngồi là những cách dễ dàng giúp bạn tránhđau lưng.

Theo Mirror, đau lưng mãn tính là bệnh phổ biến thứ hai, sau đau đầu. Một vài cách đơn giản dưới đây có thể giúp cuộc sống của bạn dễ chịu hơn.

Đau thần kinh tọa và những điều cần biết

Đau dây thần kinh tọa biểu hiện đặc trưng bằng cảm giác đau lan dọc xuống phía đùi theo rễ thần kinh lưng 5 (L5) và rễ thần kinh sống 1 (S1). Nếu rễ thần kinh L5 bị tổn thương thì có hiện tượng đau dọc từ lưng eo phía ngoài xuống ngoài động mạch cẳng chân tới tận ngón chân út. Nếu rễ thần kinh S1 bị tổn thương thì đau dọc ra phía sau mông, thẳng xuống sau đùi, sau bắp cẳng chân tới phía ngoài bàn chân. Nếu bị bệnh thần kinh tọa trên (thần kinh hông) thì đau thường tới phía trên đầu gối; nếu bị thần kinh tọa dưới thì đau tới mắt cá ngoài bàn chân. 
 
Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể, trải dài từ phần dưới thắt lưng đến tận ngón chân. Dây thần kinh tọa chi phối các động tác của chân, góp phần làm nên các động tác đi lại, đứng ngồi của hai chân.
 
Đau thần kinh tọa - gây khó chiệu cho người bệnh
Đau thần kinh tọa - chứng bệnh không thể xem nhẹ
Trong trường hợp đau nhẹ, người bệnh vẫn đi lại, làm việc bình thường. Nếu đi lại nhiều, đứng nhiều, ngồi nhiều trong một ngày, đau có thể tái phát. Nếu đau nhiều thì khi chân giẫm mạnh xuống đất, ho mạnh, hắt hơi, đi đại tiện rặn cũng đau. Đau nặng ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động.
 
Đau dây thần kinh tọa có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là lứa tuổi 30-60, nam mắc nhiều hơn nữ. Mang vác và lao động nặng ở tư thế sai, gò bó, rung xóc, chấn thương, các động tác thay đổi tư thế đột ngột... là yếu tố thường xuyên nhất làm khởi phát bệnh. Ngoài ra, yếu tố tâm lý cũng đóng vai trò nhất định thúc đẩy xuất hiện và tái phát bệnh thần kinh tọa.
 
Các nguyên nhân gây đau thần kinh tọa gồm: tổn thương ở cột sống thắt lưng gây chèn ép rễ thần kinh, thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng, các tổn thương thực thể khác ở vùng thắt lưng (dị dạng bẩm sinh, chấn thương, thoái hóa cột sống thắt lưng, u, viêm cột sống dính khớp, viêm đốt sống do nhiễm khuẩn).
 
Phần lớn trường hợp chỉ đau thần kinh tọa một bên. Người bệnh có tư thế ngay lưng hay vẹo về một bên để chống đau. Tùy theo tổn thương, họ có thể không nhắc được gót hay mũi chân, dần dần xuất hiện teo cơ đùi, mông, cẳng chân bên tổn thương. Khi bệnh nặng, chân tê bì mất cảm giác, có thể đái dầm, ỉa đùn.
 
Tùy vào thể bệnh mà có phương thức điều trị thích hợp, nhưng cách điều trị thông dụng nhất hiện nay là sử dụng túi chườm vùng lưng và túi chườm chân bị đau, tê


Thoát vị đĩa đệm - Nguyên nhân và hậu quả

Thoát vị đĩa đệm cột sống luôn là một vấn đề thời sự vì đó là một nguyên nhân phổ biến gây đau cột sống cổ, cột sống thắt lưng cũng như tê chân tay.
  • Nguyên nhân đầu tiên gây thoát vị đĩa đệm là các chấn thương cột sống do tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động.
     
  • Nhiều thói quen sinh hoạt lao động hàng ngày cũng ảnh hưởng xấu tới xương khớp như tư thế ngồi làm việc không đúng cách gây cong vẹo cột sống, tập thể dục không đúng cách gây thoái hoá khớp, trật khớp.
     
  • Các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng là các yếu tố thuận lợi gây bệnh.
     
  • Những người ở độ tuổi từ 30 đến 50 là có nguy cơ bị thoát vị cao nhất do những thành phần nước và đàn hồi bên trong nhân tủy sẽ giảm đi theo tuổi.
     
  • Bệnh thường gặp với những người trên 30 tuổi, đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách. Trên cơ sở đó nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống (chấn thương, gắng sức…), nhân nhày có thể qua chỗ rách của đĩa đệm thoát vị ra ngoài chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh gây đau cột sống.
     
  • Thoái hóa đĩa đệm cũng có thể do nguyên nhân di truyền. Nếu bố mẹ có đĩa đệm yếu do bất thường về cấu trúc thì con cái cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm do lao động nặng
Đĩa đệm bị thoát vị do lao động nặng
Thoát vị đĩa đệm có thể để lại những hậu quả và những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Thứ nhất, bệnh nhân có thể bị tàn phế suốt đời do bị liệt trong trường hợp đĩa đệm thoát vị chèn ép tuỷ cổ. Khi bị chèn ép các dây thần kinh vùng thắt lưng cùng, bệnh nhân có thể bị chứng đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn. Ngoài ra bệnh nhân bị teo cơ các chi nhanh chóng, khiến sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí mất khả năng lao động. Tất cả các biến chứng đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, chưa kể những tốn kém do chi phí điều trị.
Tóm lại, thoát vị đĩa đệm cột sống là một bệnh khá thường gặp, có thể để lại nhiều hậu quả, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Do vậy khi bệnh nhân có các triệu chứng nói trên cần đến khám ở cơ sở y tế chuyên khoa, tốt nhất là gặp các bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
 
To Top To Bottom Auto Scroll Stop Scroll